Nhật ký chia sẽ trước và sau khi tiêm vaccine covid-19

0
1277

Hôm nay đã được 1 ngày sau khi mình được tiêm mũi vaccine thứ 1 tại bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận – một trong những bệnh viện tư nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chích vaccine là cơ hội tốt hiện tại, các bạn được bất cứ nơi nào gọi đi thì hãy xem đó là điều rất rất rất may mắn so với những người khác, nên đừng bỏ qua. Bài viết bên dưới là Nhật ký chia sẽ trước và sau khi tiêm vaccine covid-19 của mình.

A. Làm gì trước khi đi tiêm vaccine?

Mặc dầu bạn không có bệnh lý gì hết, khoẻ mạnh, nhưng nếu bạn không chuẩn bị tốt buổi sáng trước khi đi chích thì đôi khi không may mắn sẽ dẫn đến việc tiêm chủng gặp khó khăn.

Những trường hợp sau các bạn nên tránh, vì rất dễ bị hoãn tiêm vaccine hoặc chuyển qua khu vực chờ đợi, nghỉ ngơi 15-30 phút. Đợi ổn định thì các y tá, bác sĩ đo lại sinh hiệu, nếu sinh hiệu ổn thì tiếp tục sàng lọc, tiêm bình thường

  • Không uống cà phê nhiều vì khi khám sàng lọc mạnh nhanh quá, tìm đập thình thịch cũng OUT
  • Không ăn mặn, không lo lắng về chuyện chích ngừa. Lo quá nên huyết áp cao, nhịp tìm bị nhanh, bạn cũng sẽ bị OUT

  • Khi đi tiêm thì khai báo trung thực
  • Mặc đồ tạo điều kiện cho các Y Bác Sĩ tiêm chích dễ dàng
Tụi mình rất háo hức vì may mắn được tiêm vaccine
Tụi mình rất háo hức vì may mắn được tiêm vaccine

Cách an toàn của uyenwendy: Ăn sáng đầy đủ với ngũ cốc, sữa không đường, hạt Chia. Sau đó uống một cốc nước Vitamin C 1000mg.

Sau khi đi tiêm thì mình ngồi tại địa điểm tiêm theo dõi trong vòng 30 phút, xong là về. Các bạn nhớ nhận giấy chứng nhận để biết mình tiêm loại vaccine gì và cột mốc tiêm mũi thứ nhất

B. Làm gì sau khi đi chích vaccine?

Sẽ tuỳ vào cơ địa của mỗi người, 6 tiếng đầu đa phần các bạn điều phơi phới vui vẻ, vì như mới vừa thoát kiếp nạn 30% và chưa có triệu chứng gì xuất hiện.

Trường hợp mình tiêm chủng buổi sáng xong thì tầm 12h trưa mình ăn rất nhiều. Lúc này còn khoẻ là cứ ăn, ăn no, ăn trái cây,..Điều quan trọng là nhớ uống ngay thuốc giảm sốt mà bạn có, cơ địa mình là uống 2 viên Tylenol.

Tầm 11 tiếng sau khi tiêm, mình mới có dấu hiệu mệt mỏi (tầm 10h30 tối). Trước khi đi ngủ phải nhớ uống tiếp thuốc giảm sốt và phải cách viên trước đó ít nhất 6 tiếng.

1h sáng là mình sốt, lúc này cơ thể mình đang phản ứng phản vệ, các triệu chứng đọc trước đó điều có, nhưng ở mức mình có thể chịu đựng được: Nhức đầu, đau cơ, sốt nhẹ khoảng 38 độ, tay chân mình cảm giác nặng nề, đau ngay khu vực tiêm chích.

Bạn cũng không nên lo lắng, vì đây là dấu hiệu vaccine đang hoạt động, hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng bình thường. Cố gắng uống nước vào, lúc này chắc chắn bạn sẽ rất khó ngủ, nhưng đó chỉ là cảm giác :).

5h sáng thì mình ổn, giảm sốt, thức đi toilét và lại tiếp tục uống nhiều nước vào. Đến 8h30 sáng mình thức và ráng lếch ra khỏi phòng, làm đồ ăn sáng. Ăn ngủ cốc tiếp, lúc này ăn thịt vào là muốn ói, ăn xong uống 1 viên Tylenol.

Từ thời gian đó, mình di chuyển hoạt động nhẹ. Nếu nằm một chỗ là người rất mệt mỏi và thấy rõ các triệu chứng xuất hiện nhiều lần hơn. Mình vẫn làm việc bình thường, vẫn đánh máy chia sẽ thông tin cho các bạn.

Một số trường hợp như là nỗi mẫn, nổi mề đay, và ói, tiêu chảy. Cái này mình cũng bị nhưng rất nhẹ, tầm 24 tiếng đồng hồ sau là mình hết. Trường hợp bạn vẫn còn bị như thế sau 48 tiếng thì chắc chắn sẽ rất mất nước, mệt mỏi thì bạn nên vào bệnh viện để truyền nước biển. Hoặc Gọi số 19009095. Đường dây nóng Bộ Y Tế để được tư vấn

Sau 3-4 ngày uống vitamin c mỗi ngày.

Nhật ký chia sẽ trước và sau khi tiêm vaccine covid-19
Nhật ký chia sẽ trước và sau khi tiêm vaccine covid-19

C. Một số giải đáp thắc mắc về Vaccine & chích Vaccine

Thông tin nguồn từ Bác sĩ Trương Hữu Khanh

  1. Người thể trạng yếu vẫn đi chích vaccine được vì nó không phải là nguyên nhân bị hành nhiều hay ít sau khi chích vaccine
  2. Người đang mắc bệnh nền có chích được không?

Vaccine không làm ảnh hưởng bệnh nền, nhưng nếu người bệnh nền mà nhiễm bệnh covid-19 trước khi tiêm là có cửa lên gặp ông bà vì rất dễ biến chứng nặng, nên nếu bệnh ổn định thì nên chích.
Mình đã có một số trường hợp bạn bè có người nhà bệnh nền và khi nhiễm bệnh là hầu như điều mất. Mất vì bệnh nặng và cũng mất vì không có cứu kịp thời. Còn Bố và bạn của mình bị tiểu đường nhiều năm nhưng vẫn chích vaccine được.

Bệnh nền là gì: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đặt xì ten, viêm gan B, C; thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu g6pd…

3. Người lớn tuổi có nên chích không?

Người càng lớn tuổi chích càng ít bị hành, không có chuyện người lớn tuổi chích vô bị hành nhiều, ảnh hưởng sức khoẻ.

4. Người đang dùng thuốc có chích được không

Rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng ảnh hưởng đến chích vaccine, chích xong vẫn uống thuốc hàng ngày bình thường. Mình uống Gingo Biloba, D3, Vitamin…

Nên uống vitamin, vì trong thời gian này, người lừ đừ, biến ăn, nên uống vitamin để bổ sung những vitamin mình thiếu

5. Ai không chích

Những người di ứng phản ứng phản vệ mức độ 2 (phù mặt, nôn bị đau bụng dữ dội, phải chích adrenalin,) với tất cả các thứ, thức ăn, thuốc….

Những người đang cho con bú (nước ngoài cho chích, Việt Nam chưa cho), nước ngoài chích xong, vẫn bú phà phà. Nên chích và bú bình thường

Phụ nữ mang thai (nước ngoài cho chích, nếu nguy cơ mắc bệnh cao)

Người đang bị ung thư giai đoạn cuối.

6. Ai khoan chích

Trẻ dưới 18 tuổi

Những người đang bệnh cấp tính

Những người đang uống thuốc ức chế miễn dịch, nếu ngừng 14 ngày rồi thì chích

7. Vaccine ngừa Covid chích mấy mũi? Và mỗi lần cách nhau bao lâu?

Mũi 1: lần đầu tiên tiêm

Mũi 2: 4-12 tuần sau mũi đầu tiên

8. Chích 2 mũi 2 loại khác nhau được không

Được. Vẫn tiêm loại khác được nếu không kịp chờ mũi 2 AstraZeneca và cách 8-12 tuần

9. Sau khi chích vaccine có nguy cơ nhiễm bệnh không

Đủ 2 mũi thì nguy cơ thấp

COVID-19: Hãy bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn

LEAVE A REPLY