Xử lý chất thải y tế ở Việt Nam- Các biện pháp xử lý hiệu quả nhất

0
1130

Rác thải y tế là một trong những yếu tố cơ bản, không thể tránh được của mọi quốc gia. Loại rác thải này khá đặc biệt bởi chúng có khả năng chứa nhiều mầm bệnh gây hại trực tiếp cho con người. Vì vậy, quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế ở Việt Nam cần được đảm bảo một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Chất thải y tế là gì? Các phương pháp xử lý chất thải y tế tại Việt Nam như thế nào? Chúng ta cùng công ty Đại Thắng Lợi tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Chất thải y tế là gì?

Chất thải y tế là bất kỳ chất thải nào chứa vật liệu truyền nhiễm hoặc có khả năng truyền nhiễm hoặc có khả năng truyền nhiễm. Bao gồm chất thải được thải ra từ các cơ sở chăm sóc sức khoẻ như bệnh viện, phòng khám tư nhân, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y tế và các phòng khám thú y. 

Phân loại chất thải y tế

Chất thải y tế là những chất thải ở dạng rắn, lỏng và khí được thải ra trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế. 

Phân loại theo mức độ nguy hiểm thì bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại. 

Chất thải y tế thông thường là những loại không chứa các yếu tố lây nhiễm, phóng xạ, dễ cháy nổ, hay các thành phần hoá học độc hại. 

Chất thải y tế nguy hại là chất thải mà trong thành phần của nó có chứa các yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường sống, dễ lây nhiễm, dễ cháy – nổ, gây ngộ độc, ăn mòn, phóng xạ hoặc có những đặc tính nguy hại nếu không được xử lý an toàn.

Theo WHO, chất thải y tế được phân loại thành các loại: 

  • Sharps

Là loại chất thải bao gồm tất cả các vật dụng có thể xuyên qua da bao gồm kim tiêm, dao mổ, lancet, kính vỡ, dao cạo, ống tiêm, kim bấm, dây điện và trocar

  • Chất thải truyền nhiễm. 

Đây là loại chất thải nguy hiểm nhất, cần xử lý một cách triệt để trước khi đưa ra môi trường phân huỷ. Bao gồm các chất thải như gạc, mô, chất bài tiết, thiết bị và vật dụng nuôi cấy thí nghiệm. 

  • Chất thải phóng xạ

Bao gồm các chất lọng xạ trị không sử dụng, chất lỏng phóng xạ nghiên cứu thí nghiệm, các vật dụng bị truyền nhiễm các chất lỏng này. 

  • Chất thải bệnh lý

Chất lỏng từ cơ thể người như máu, mô, nước tiểu, các bộ phận cơ thể, chất dịch cơ thể hoặc xác động vật bị ô nhiễm,…

  • Dược phẩm

Bao gồm tất cả các loại vacxin và thuốc chưa sử dụng, hết hạn, hoặc bị ô nhiễm. Cũng bao gồm các thuốc kháng sinh, thuốc tiêm và thuốc điều trị. 

  • Hoá chất

Các chất khử trùng, dung môi sử dụng cho thị nghiệm. Phim, kim loại nặng từ các thiết bị y tế như thuỷ ngân bị rò rỉ. 

  • Chất thải di truyền

Là những chất thải có thể gây ung thư, quái thai hoặc đột biến. Chất thải này thường có nguồn gốc từ các loại thuốc gây độc tế bào sử dụng trong điều trị ung thư. 

Xử lý chất thải y tế ở Việt Nam 

Không giống như những loại rác thải thông thường khác, rác thải y tế luôn chứa nhiều thành phần đặc biệt, nguy hiểm và có khả năng gây hại rất lớn cho môi trường của chúng ta nếu không được xử lý tốt. Hiện nay, tại Việt Nam, chất thải y tế được áp dụng một số phương pháp xử lý như:

Tiệt trùng

Rác thải y tế công nghiệp được phân loại và thu gom tập kết để đưa vào tiệt trùng. Tại đây, các dụng cụ y tế sẽ được đưa vào nồi hấp tiệt trùng để loại bỏ virus, vi khuẩn gây hại. Tùy theo số lượng rác thải mà lựa chọn nồi hấp có dung tích phù hợp. 

Nghiền cắt

Sau khi tiệt trùng, rác thải y tế sẽ được nghiền cắt để thu nhỏ thể tích, dễ vận chuyển và xử lý ở các bước sau. 

Khử khuẩn với hóa chất

Quy trình xử lý rác thải y tế bằng việc sử dụng hóa chất để khử khuẩn đem lại hiệu quả vô cùng khả quan. Phương pháp này áp dụng riêng cho nhóm chất thải bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao. Các loại chất thải lây nhiễm sẽ được ngâm cùng các dung dịch Javen 1-2%, Cloramin 1 – 2 %, trong thời gian tối thiểu là 30 phút. Trong một số trường hợp, các cơ sở y tế có thể ngâm rác y tế lây nhiễm với các hóa chất khử khuẩn chuyên biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Phương pháp này có thể áp dụng với chất thải lỏng như máu, nước thải bệnh viện. Đối với chất thải rắn cũng có thể sử dụng phương pháp này nhưng đem lại nhiều nhược điểm nên ít được sử dụng. 

Xử lý rác thải y tế nguy hại bằng hơi nóng

Đối với rác thải y tế nguy hại với đặc tính lây nhiễm, có thể dùng hơi nóng để khử khuẩn. Rác thải y tế lây nhiễm sẽ được phân loại, rồi tiếp theo đưa vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng để loại bỏ các yếu tố gây hại. Các cơ sở y tế cũng có thể đun sôi chất thải lây nhiễm liên tục với thời gian tối thiểu là 15 phút thì cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự so với việc dùng máy khử khuẩn hơi nóng.

Đốt rác y tế

Sử dụng lò đốt rác y tế đang được xem là một trong những phương pháp xử lý chất thải y tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho tất cả các loại chất thải có khả năng bắt cháy. Để tránh ô nhiễm môi trường, rác thải của các bệnh viện nên tập trung đến đốt tại các công ty xử lý rác thải y tế.

Chôn lấp hợp vệ sinh

Đối với rác thải y tế nguy hại cần phải trơ hóa trước khi chôn lấp, để cố định các chất độc hại có trong chất thải rồi mới đem đi chôn lấp tại bãi chôn chất thải nguy hại. Tuy nhiên, phương pháp này lại chứa ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến môi trường và sức khỏe con người. 

Xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.

Nhìn chung các nguồn thải trên đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh

Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ. Có hệ thống thu gom riêng nước mưa bề mặt và nước thải từ các khoa, phòng. Hệ thống cống thu gom nước thải phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy. Hệ thống xử lý nước thải phải có bể thu gom bùn. 

Một số phương pháp xử lý nước thải y tế:

  • Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt. 
  • Phương pháp theo nguyên tắc AAO: Phân huỷ hiếu khí (Anaerobic); Phân huỷ hiếu khí (Anoxic); Phân huỷ kỵ khí. 
  • Xử lý nước thải phòng khám bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí. 
  • Xử lý nước thải phòng thí nghiệm bằng hồ sinh học ổn định.
  • Xử lý nước thải trạm y tế bằng bãi lọc trồng cây.

Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn bằng hệ thống các lò đốt. Đốt với chất thải lỏng mới chỉ dừng lại ở công đoạn thu gom, trong khi đó nước thải bệnh viện lại có đến 20% chất thải nguy hại.

Các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra môi trường không qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc.

 

LEAVE A REPLY