Mình bị côn trùng lạ cắn?, không biết là con gì, nộc độc. Mặc dù phát hiện sớm sau một ngày mà mình cũng gặp rủi ro. Bài viết này mình chia sẽ kinh nghiệm xử lý và lựa chọn bệnh viện tốt khi bị côn trùng lạ cắn.
“Diễn biến sự việc” mình bị vết côn trùng cắn vào tối 10.12.2019
?Ngày 12.11.2019 Bệnh viện Da Liễu đưa Kết quả chẩn đoán: Viêm quầng, viêm da tiếp xúc dị ứng. Cho thuốc uống 7 ngày (Sau 1 ngày côn trùng cắn, triệu chứng: xưng toàn mặt đùi trước, đau nhức, lếch đi).
?Đêm 12,13 tháng 11.2019 mình sốt, uống Advil vào để giảm sốt. Trường hợp bạn không giảm sốt phải nhờ người chở vào bệnh viện ngay.
?Ngày 16.11.2019 Bệnh viện Da Liễu đưa Kết quả chẩn đoán: Viêm mô bào. Bác sĩ nói Ảnh hưởng đến tính mạng và cho thuốc uống 7 ngày và không đưa ra biện pháp cụ thể cho Bệnh nhân nên làm gì?
Nói ảnh hưởng đến tính mạng là mình đơ người ra, hỏi vậy:
“Có cần em nhập viện theo dõi không?” –> Không
“Có cần Băng bó hay sát trùng gì không?” –> Không. Uống thuốc rồi tái khám.
Chi phí thiệt hại khám hai lần tại Bv Da Liễu: 1,257,000 vnđ
Cả đêm không ngủ được, hại não rối không biết làm gì, lúc này mới nghiệm ra rằng Sợ cái chết thật nhưng sợ cái không/thiếu hiểu biết càng sợ hơn.
?Sáng 17.11.2019, nhờ chị bạn phát hiện thấy có dấu hiệu hoại tử, chị chở ngay vào bệnh viện ITO địa chỉ 140C, Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Phú Nhuận, HCM. Bác Sỉ vừa nhìn thấy vết thương mình là:
- Cho ngồi lên xe đẩy (lúc này mình vẫn đi lếch, rất nhức)
- Y tá đẩy hoặc người nhà đẩy xe cho đi xét nghiệm máu (mình nghĩ chắc xem có nhiễm trùng máu không)
- Đo huyết áp, chụp X-quang và bước cuối cùng là vệ sinh vết thương, băng ngay cho mình để không nhiễm khuẩn.
Kết quả Siêu âm: Vùng mặt trước trong đùi trái: có 1 khối tụ dịch echo kém, xung quanh phù nề, chưa hóa mủ.
Vết thương mình cách tỉnh mạch 3cm, nếu để lan đến tỉnh mạch thì máu sẽ bị nhiễm trùng. Mà nhiễm trùng máu nếu không kiểm soát dẫn đến sốc nhiễm trùng. Huyết áp bị hạ xuống mức nguy hiểm làm tăng nguy cơ suy đa tạng và dẫn đến tử vong).
Có trường hợp Thịt bị hoại tử ở vùng bị cắn, nếu gần đến xương thì cho dù trễ chỉ 1 ngày bạn cũng phải cưa bỏ phần đó luôn. Mà nếu nó gần ở bộ phận có chức năng sinh sản thì tinh trùng cũng thành nòng nọc, trứng cũng thúi luôn.
Bác sỉ Bệnh viện Ito cho mình thuốc đợi hóa mũ để rạch áp xe (tiểu phẩu nạo khối mủ đó ra).
Chi phí điều trị
- Thuốc: 470,000
- Thay băng vết thương: 100,000 vnd/ ngày ( 7 ngày). Nên để bệnh viện thay băng vết thương vì họ có khử trùng, những ngày gần lành da thì các bạn tự thay băng. Lưu ý có những trường hợp tự thay băng, bị nhiễm trùng máu cũng lên đường luôn.
- Do khám vào CN nên chi phí cao: 250,000 vnđ, CRP, huyết đồ, siêu âm: 585,000 vnđ
- Tái khám, cấy KSĐ, rạch áp xe, chín mé 1 ổ (tiểu phẩu): 700,00 vnđ.
Đây là trước khi tiểu phẩu, hichic lúc này chưa chích thuốc tê ( các bạn có thể thấy vết côn trùng cắn). Do khối mủ nhiều nên buộc phải rạch áp xe nạo phần mủ đó ra. Chích thuốc tê thì khỏi sợ đau nhé. Xong rồi bạn phải vào bệnh viện để y tá sát trùng, băng bó vết thương. Ăn nhiều Cua, Tôm vào để đẩy thịt, lắp phần lõm đó.
Bạn có thể xem video lúc trước khi rạch áp xe tại đây https://www.youtube.com/watch?v=JJJcj9lvixg&feature=youtu.be
Nói thật: mình đã cố gắng không la, tại vì la lên làm bác sĩ bấn loạn thêm. Nhưng đau quá chịu không nổi cũng phải la. :((
Kinh nghiệm xử lý và lựa chọn bệnh viện tốt khi bị côn trùng lạ cắn
– Thứ nhất: Nếu đi bệnh viện Da Liễu cho thuốc mà uống 3 ngày không giảm thì bỏ ngay. Đi qua bệnh viện lớn kiểm tra máu và chụp X-quang (cái này BV Da liễu mình có hỏi ngay những ngày đầu mà họ khám rất qua loa).
– Thứ hai: tuyệt đối không chủ quan. Ai cũng nghĩ Da mình độc nhưng thật sự ko có độc, mỗi lần bị thương thì nó rất mau lành. Trường hợp mình nọc côn trùng nào đó cắn mình rất độc nó làm tê liệt cả chân mình, mặc dù đi khám ngay vào ngày thứ hai. Tội là chắc Bác Sĩ cho không đúng bệnh nên nó phát độc nặng.
– Thứ ba: Ráng làm có tiền vào khám bệnh viện tư nhân hoặc Quốc tế. Không đắt hơn bao nhiêu nhưng cảm giác được an toàn và không phải chờ đợi mỏi mòn. Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tốt, nhất là cho bé và người lớn tuổi.
Note: các trường hợp có thể tương tự như mình: mục nhọt. Người lớn tuổi cắt móng tay chân bị phạm, dễ bị hoại tử nếu không điều trị kịp thời.
– Thứ tư: Trong nhà luôn phải có: Avil (thuốc giảm sốt, đau); Neospirin Kem mỡ điều trị vết thương khi bị côn trùng cắn hoặc Fucicort
Lưu ý:
?Phòng ngủ dọn sạch sẽ, lâu lâu lấy dung dịch xịt khử côn trùng. Nơi mình ở có đội ngủ dọn dẹp 3 ngày 1 tuần, chăn ga thay 1 lần 1 tuần. Do nơi mình ở nhà xung quanh trồng cây, tối mình mở cửa nên dẫn lối côn trùng vào.
?Đi rừng, chổ lạ phải mặc áo tay dài, quần dài, thoa kem chống muỗi, chống côn trùng đốt.
?Mình gửi lời cảm ơn rất nhiều đến đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Ito, cám ơn nhất là chị bạn giục mình đi khám bệnh viện khác ngay, không thôi thì chắc beenhg nặng và khó điều trị hơn.